SỰ VẬN ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG QUA LẠI CỦA CÁC LOẠI TÍNH CÁCH TRONG ENNEAGRAM
Toàn bộ loài người trên thế giới chỉ chia ra thành 9 tính cách khác nhau và không tính cách nào chắc chắn sẽ sống tốt hơn hoặc sẽ thành công hơn tính cách nào, vì trong mỗi tính cách lại được chia ra thành 9 cấp độ từ tích cực (khỏe mạnh) đến tiêu cực (không khỏe) nhất.
Rất may mắn là dù ta không thể thay đổi tính cách khi trưởng thành nhưng hoàn toàn có thể thay đổi cấp độ tích cực theo thang đo tùy thuộc vào sự lựa chọn về cách sống, sự cố gắng, phấn đấu và sự tiết chế các ham muốn tiêu cực và kìm nén cảm xúc nhất thời của bạn, hãy luôn giữ mình ở nhóm cấp độ tích cức nhất, đó mới là chìa khóa của thành công.
Vậy ta hãy cùng tìm hiểu về các khái niệm và sự chuyển dịch, thay đổi (phát triển và phân rã, tích cực và tiêu cực) của các loại tính cách, còn chọn thay đổi theo hướng nào là sự lựa chọn của các bạn nhé.
- Wing là gì?
Con người có tất cả các nét tính cách trong 9 nhóm tính cách Enneagram đưa ra, nhưng sẽ có một nhóm tính cách mà bạn thấy mình nổi trội hơn hết, đó chính là tính cách cơ bản của bạn.Ngoài ra không có một loại tính cách nào là thuần khiết hết, một cách thần kỳ nào đó sơ đồ Enneagram đã sắp xếp được các kiểu tính cách đứng liền kề nhau. Và 2 kiểu kế cận sẽ nổi trội hơn các kiểu tính cách còn lại, hỗ trợ cho tính cách cơ bản trong quá trình vận hành của nó, người ta gọi là Wing (cánh)
Ví dụ: Nếu bạn là mẫu người số 4, thì sẽ có mẫu tính cách số 3 và số 5 nổi trội lên hơn những số còn lại, thì wing là xác định xem giữa hai số kề đó, số nào nổi bật hơn số còn lại để phụ trợ chính cho số cơ bản. (VD. 4w3 nó có xu hướng chú ý về hình ảnh bản thân hơn 4w5 - chú trọng vào vào tri thức hơn). Đây được xem là tính cách thứ 2 và 3 của bạn, tùy thuộc vào từng giai đoạn trong cuộc sống bạn sẽ nghiêng về một trong hai cánh phụ hoặc hai cánh cần bằng như nhau.
- Các nhóm tính cách cơ bản
9 Loại tính cách Enneagram được nhóm trong 3 Nhóm/ Khối tính cách chung như hình sau:Nhóm Body / Instinctive: Nhóm bản năng – Gồm 8, 9, 1
Nhóm Heart / Feeling: Nhóm cảm xúc – Gồm 2, 3, 4
Nhóm Head / Thinking: Nhóm Lý trí – Gồm 5, 6, 7
Ví dụ: Số 4 sở hữu những điểm mạnh và khuynh hướng độc nhất liên quan đến cảm xúc, vì nó thuộc Nhóm cảm xúc.
Những Loại tính cách không phải ngẫu nhiên mà phân bổ vào các Nhóm. Mỗi Loại đều phải đối mặt với vấn đề của mình. Những vấn đề này xoay quanh một cảm xúc mạnh mẽ và vô thức, khi phải đối phó với sự mâu thuẫn:
Tại nhóm bản năng, cảm xúc là Tức giận và Thịnh nộ; Tại nhóm cảm xúc thì là Sự xấu hổ; Còn tại nhóm Lý trí là Sự sợ hãi.
Và mỗi nhóm đều có cách thể hiện riêng đối với cảm xúc chính của mình.
Nhóm bản năng: Cảm xúc Tức giận và Thịnh nộ
Type 8: Họ đẩy năng lượng tức giận ra ngoài, nói cách khác, Type 8 cảm thấy sự tức giận làm nên con người họ, và họ phản ứng ngay lập tức thông qua cơ thể của họ: lên giọng, cử động mạnh mẽ hơn. Type 8 cho họ cái quyền bộc lộ sự Tức giận một cách "chân tay".
Type 9: Cố gắng loại bỏ cảm giác tức giận của mình: “Tại sao phải nổi nóng? Tôi không phải người dễ nổi nóng. Không hề!”. Type 9 là Loại tính cách tránh xa sự tức giận và năng lượng thịnh nộ bẩm sinh của mình nhất, họ luôn cảm thấy lo sợ không kiểm soát được bản thân mình. Khi tức giận, Type 9 cố gắng tránh xa khỏi cảm xúc đen tối của mình và tập trung vào sự lý tưởng hóa mối quan hệ của mình với thế giới.
Type 1: Cố gắng để kiểm soát hoặc kiềm chế sự tức giận và năng lượng bẩm sinh. Họ cảm thấy phải kiểm soát bản thân. Họ chuyển nguồn năng lượng này thành một sự siêu cầu toàn của họ, họ muốn mọi thứ phải hoàn hảo như ý mình, đây là lý do họ luôn tự chỉ trích mình và người khác.
Nhóm cảm xúc: Cảm xúc xấu hổ
Type 2: Cố gắng kiểm soát sự xấu hổ của mình bằng cách làm người khác thích họ, và coi họ như là người tốt. Họ cũng muốn tự thấy mình tốt đẹp và yêu quý mọi người, bằng cách tập trung vào những cảm xúc tích cực và kiểm chế cảm xúc tiêu cực. Khi Type 2 còn duy trì được sự yêu mến từ mọi người, họ muốn và có khả năng kiểm soát sự xấu hổ của bản thân.
Type 3: Cố gắng để loại trừ sự xấu hổ, và là loại tính cách luôn muốn tránh xa cảm giác không đầy đủ của mình. Type 3 đối phó với cảm xúc xấu hổ bằng cách biến mình thành một thứ họ nghĩ là có giá trị, như một người thành công chẳng hạn. Vì vậy, họ đóng kịch rất giỏi, để được mọi người chấp nhận. Đôi khi việc này trở nên lố bịch, nhưng họ hoàn toàn không hề hay biết. Họ luôn luôn theo đuổi sự thành công, như là một cách chống lại cảm xúc xấu hổ hay sợ hãi thất bại, nhưng sự thật đáng buồn là họ không bao giờ có thể lấp đầy được cảm giác không đầy đủ của mình.
Type 4: Cố gắng kiểm soát nỗi sợ hãi của mình bằng cách tập trung vào sự duy nhất và đặc biệt của mình, tới từ tài năng và tính cách. Type 4 thích làm nổi bật tính cá nhân và sự sáng tạo của mình như là một cách đối phó với sự xấu hổ, dẫu cho Type 4 là loại yếu mềm trước cảm giác không đầy đủ nhất. Type 4 còn kiểm soát sự xấu hổ bằng cách nuôi dưỡng một tâm hồn giàu có, lãng mạng, để mà không phải xoay sở với cuộc sống buồn tẻ và không thú vị với họ.
Nhóm Lý trí: Cảm xúc sợ hãi
Type 5: Có một nỗi sợ thế giới bên ngoài và khả năng của họ. Vì vậy, họ chọn cách rút khỏi thế giới. Type 5 trở nên kín đáo, tự cách ly, dùng trí não của họ để thâm nhập vào thế giới. Type 5 hi vọng rằng, khi họ hiểu biết đầy đủ, họ có thể quay lại và tham dự vào thế giới, nhưng họ không bao giờ có cảm giác hiểu biết đủ để tham dự vào thế giới với đầy đủ sự tự tin. Thay vào đó, họ tập trung vào phát triển thế giới nội tâm phong phú.
Type 6: Có nhiều nỗi sợ nhất trong 3 Type, có kinh nghiệm rất phong phú về sự lo lắng, điều này khiến họ khó có thể đạt được sự tự nhận thức và tự tin. Khôn giống Type 5, họ có vấn đề về việc tin tưởng trí tuệ của mình, và họ phải tìm kiếm thứ gì đó bên ngoài để làm họ an tâm về bản thân mình. Họ có thể trở nên cuồng triết lý, có đức tin, tìm kiếm các mối quan hệ, sự nghiệp, tiết kiệm tiền, thần tượng, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa những cái trên để trở nên an tâm. Nhưng dù có tạo cho mình bao nhiêu lớp bảo vệ đi nữa, thì họ vẫn cảm thấy lo âu và nghi ngờ. Họ có thể nghi ngờ cả đức tin của mình hay người mà họ tin nhất, để tạo thêm một lớp phòng thủ nữa. Type 6 có thể đáp lại nỗi sợ bằng cách rất bốc đồng – thách thức nỗi sợ của họ như là một nỗ lực thoát khỏi nó (kiểu sợ độ cao thì đi nhảy lầu thử, nếu thành công thì không còn sợ nữa) .
Type 7: Sợ thế giới bên trong họ. Luôn có một cảm xúc về sự đau đớn, mất mát, bị tước đoạt, và những mối lo lắng thông thường mà Type 7 muốn tránh càng xa càng tốt. Để đối phó với cảm xúc này, Type 7 giữ đầu óc họ bận rộn với những khả năng và lựa chọn thú vị - Khi nào mà họ còn cảm thấy kích thích khi mong đợi, họ cảm thấy có thể đánh lừa mình khỏi những sợ hãi. Type 7, không chỉ đơn thuần là suy nghĩ về những lựa chọn, mà họ cố gắng hiện thực càng nhiều lựa chọn càng tốt. Vì vậy, họ có vẻ lúc nào cũng đang miệt mài làm gì đó, đuổi theo trải nghiệm này đến trải nghiệm khác, và giữ cho họ được giải trí và bận rộn với những ý tưởng và hoạt động của họ.
Type 2: Cố gắng kiểm soát sự xấu hổ của mình bằng cách làm người khác thích họ, và coi họ như là người tốt. Họ cũng muốn tự thấy mình tốt đẹp và yêu quý mọi người, bằng cách tập trung vào những cảm xúc tích cực và kiểm chế cảm xúc tiêu cực. Khi Type 2 còn duy trì được sự yêu mến từ mọi người, họ muốn và có khả năng kiểm soát sự xấu hổ của bản thân.
Type 3: Cố gắng để loại trừ sự xấu hổ, và là loại tính cách luôn muốn tránh xa cảm giác không đầy đủ của mình. Type 3 đối phó với cảm xúc xấu hổ bằng cách biến mình thành một thứ họ nghĩ là có giá trị, như một người thành công chẳng hạn. Vì vậy, họ đóng kịch rất giỏi, để được mọi người chấp nhận. Đôi khi việc này trở nên lố bịch, nhưng họ hoàn toàn không hề hay biết. Họ luôn luôn theo đuổi sự thành công, như là một cách chống lại cảm xúc xấu hổ hay sợ hãi thất bại, nhưng sự thật đáng buồn là họ không bao giờ có thể lấp đầy được cảm giác không đầy đủ của mình.
Type 4: Cố gắng kiểm soát nỗi sợ hãi của mình bằng cách tập trung vào sự duy nhất và đặc biệt của mình, tới từ tài năng và tính cách. Type 4 thích làm nổi bật tính cá nhân và sự sáng tạo của mình như là một cách đối phó với sự xấu hổ, dẫu cho Type 4 là loại yếu mềm trước cảm giác không đầy đủ nhất. Type 4 còn kiểm soát sự xấu hổ bằng cách nuôi dưỡng một tâm hồn giàu có, lãng mạng, để mà không phải xoay sở với cuộc sống buồn tẻ và không thú vị với họ.
Nhóm Lý trí: Cảm xúc sợ hãi
Type 5: Có một nỗi sợ thế giới bên ngoài và khả năng của họ. Vì vậy, họ chọn cách rút khỏi thế giới. Type 5 trở nên kín đáo, tự cách ly, dùng trí não của họ để thâm nhập vào thế giới. Type 5 hi vọng rằng, khi họ hiểu biết đầy đủ, họ có thể quay lại và tham dự vào thế giới, nhưng họ không bao giờ có cảm giác hiểu biết đủ để tham dự vào thế giới với đầy đủ sự tự tin. Thay vào đó, họ tập trung vào phát triển thế giới nội tâm phong phú.
Type 6: Có nhiều nỗi sợ nhất trong 3 Type, có kinh nghiệm rất phong phú về sự lo lắng, điều này khiến họ khó có thể đạt được sự tự nhận thức và tự tin. Khôn giống Type 5, họ có vấn đề về việc tin tưởng trí tuệ của mình, và họ phải tìm kiếm thứ gì đó bên ngoài để làm họ an tâm về bản thân mình. Họ có thể trở nên cuồng triết lý, có đức tin, tìm kiếm các mối quan hệ, sự nghiệp, tiết kiệm tiền, thần tượng, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa những cái trên để trở nên an tâm. Nhưng dù có tạo cho mình bao nhiêu lớp bảo vệ đi nữa, thì họ vẫn cảm thấy lo âu và nghi ngờ. Họ có thể nghi ngờ cả đức tin của mình hay người mà họ tin nhất, để tạo thêm một lớp phòng thủ nữa. Type 6 có thể đáp lại nỗi sợ bằng cách rất bốc đồng – thách thức nỗi sợ của họ như là một nỗ lực thoát khỏi nó (kiểu sợ độ cao thì đi nhảy lầu thử, nếu thành công thì không còn sợ nữa) .
Type 7: Sợ thế giới bên trong họ. Luôn có một cảm xúc về sự đau đớn, mất mát, bị tước đoạt, và những mối lo lắng thông thường mà Type 7 muốn tránh càng xa càng tốt. Để đối phó với cảm xúc này, Type 7 giữ đầu óc họ bận rộn với những khả năng và lựa chọn thú vị - Khi nào mà họ còn cảm thấy kích thích khi mong đợi, họ cảm thấy có thể đánh lừa mình khỏi những sợ hãi. Type 7, không chỉ đơn thuần là suy nghĩ về những lựa chọn, mà họ cố gắng hiện thực càng nhiều lựa chọn càng tốt. Vì vậy, họ có vẻ lúc nào cũng đang miệt mài làm gì đó, đuổi theo trải nghiệm này đến trải nghiệm khác, và giữ cho họ được giải trí và bận rộn với những ý tưởng và hoạt động của họ.
- Thang phát triển tính cách
Mỗi loại tính cách đều có một mức độ sức khỏe tinh thần của mình. Mức độ sức khỏe này là một thể liên tục của thái độ, hành vi, cơ chế phòng vệ, và động cơ, cuối cùng tạo thành 9 mức độ của sự phát triển. Mức độ phát triển này lý giải cho sự khác nhau giữa những người cùng tính cách, và mô tả cách thức để một người có thể thay đổi mình tốt hoặc xấu hơn.
Khỏe mạnh/ tích cực:
Cấp 1: Cấp độ của sự tự do.
Cấp 2: Cấp độ của năng lực tâm lý.
Cấp 3: Cấp độ của giá trị xã hội.
Trung bình:
Cấp 4: Cấp độ của mất cân bằng / Vai trò xã hội.
Cấp 5: Cấp độ của sự kiểm soát liên cá nhân.
Cấp 6: Cấp độ của sự đền bù quá mức.
Không khỏe mạnh/ tiêu cực:
Cấp 7: Cấp độ của sự xâm phạm.
Cấp 8: Cấp độ của sự ám ảnh và cưỡng bức.
Cấp 9: Cấp độ của bệnh lý tâm thần.
Ví dụ : Ở cấp 5, Cấp độ của sự kiểm soát liên cá nhân, người đó cố gắng dùng mánh khóe, gây ảnh hưởng lên người khác để đạt được nhu cầu tâm lý của mình. Phương pháp này có thể hiệu quả, nhưng luôn luôn gây ra những xung đột giữa các cá nhân. Ở cấp độ này, người đó hoàn toàn trong vùng của cái tôi, và người đó không thể nhìn thấy gì khác ngoài cái tôi ở mình: Cái tôi này phải được bảo vệ ngày càng mạnh mẽ hơn và phải được thỏa mãn nhiều hơn, để người đó cảm thấy an toàn. Nếu những hoạt động thường ngày không làm thỏa mãn anh ta nữa, và những mâu thuẫn ngày càng lớn, anh ta có thể bị kéo xuống cấp dưới nữa – cấp 6: Cấp độ của sự đền bù quá mức, khi mà những hành vi trở nên xâm phạm và công kích, anh ta tiếp tục gia tăng cái tôi của mình. Lo lắng gia tăng, con người ngày càng mục rữa, và tập trung chiếm lấy những gì anh ta cần, không quan tâm đến những người xung quanh.
Một cách để xác định được cấp độ của mình là đánh giá tính hiện thực của bản thân mình. Chúng ta càng lún sâu xuống những cấp độ phía dưới, chúng ta càng gần với bản ngã của chúng ta, càng gia tăng sự tiêu cực và hạn chế tầm nhìn. Chúng ta trở nên phòng thủ, phản ứng một cách vô thức – và vì vậy chúng ta sẽ có càng ngày càng ít tự do, càng ngày càng ít ý thức. Chúng ta sẽ càng có xu hướng ép buộc, những hành động tàn phá con người chúng ta.
Ngược lại, nếu đi lên bậc thang của sự phát triển, lên những cấp độ phía trên, chúng ta sẽ ngày càng rõ ràng và ý thức về mình, về trí tuệ, trái tim và cơ thể. Càng đi lên phía trên, thì càng cởi mở, hiện thực, khách quan và lạc quan hơn.
Mỗi Type đều có 2 đường nối. Một đường là đường thăng tiến cấp độ, sức khỏe tâm lý và sự phát triển. Đường này gọi là mũi tên của sự phát triển tích cực (Growth). Ngược lại đường kia là đường tụt cấp độ, sức khỏe tâm lý không khỏe mạnh và tan rã. Đường này gọi là mũi tên của sự tan rã, căng thẳng (Stress)
Mũi tên của sự phân rã (Stress): 1 -> 4 -> 2 -> 8 -> 5 -> 7 -> 1 & 9 -> 6 -> 3 -> 9:
Cái này nghĩa là, một Type 1 trung bình hoặc không khỏe mạnh sẽ hành xử như Type 4 trung bình hoặc không khỏe mạnh, và cứ như vậy (cho dễ nhớ thì ta để ý: 14 nhân đôi là 28 nhân đôi tiếp là 57 -> 1-4-2-8-5-7-1). Và với 3 type tạo thành tam giác khép kín 9 -> 6 -> 3 -> 9
Mũi tên của sự phát triển (Growth): 1 -> 7 -> 5 -> 8 -> 2 -> 4 -> 1 & 9 -> 3 -> 6 -> 9:
Cấp 1: Cấp độ của sự tự do.
Cấp 2: Cấp độ của năng lực tâm lý.
Cấp 3: Cấp độ của giá trị xã hội.
Trung bình:
Cấp 4: Cấp độ của mất cân bằng / Vai trò xã hội.
Cấp 5: Cấp độ của sự kiểm soát liên cá nhân.
Cấp 6: Cấp độ của sự đền bù quá mức.
Không khỏe mạnh/ tiêu cực:
Cấp 7: Cấp độ của sự xâm phạm.
Cấp 8: Cấp độ của sự ám ảnh và cưỡng bức.
Cấp 9: Cấp độ của bệnh lý tâm thần.
Ví dụ : Ở cấp 5, Cấp độ của sự kiểm soát liên cá nhân, người đó cố gắng dùng mánh khóe, gây ảnh hưởng lên người khác để đạt được nhu cầu tâm lý của mình. Phương pháp này có thể hiệu quả, nhưng luôn luôn gây ra những xung đột giữa các cá nhân. Ở cấp độ này, người đó hoàn toàn trong vùng của cái tôi, và người đó không thể nhìn thấy gì khác ngoài cái tôi ở mình: Cái tôi này phải được bảo vệ ngày càng mạnh mẽ hơn và phải được thỏa mãn nhiều hơn, để người đó cảm thấy an toàn. Nếu những hoạt động thường ngày không làm thỏa mãn anh ta nữa, và những mâu thuẫn ngày càng lớn, anh ta có thể bị kéo xuống cấp dưới nữa – cấp 6: Cấp độ của sự đền bù quá mức, khi mà những hành vi trở nên xâm phạm và công kích, anh ta tiếp tục gia tăng cái tôi của mình. Lo lắng gia tăng, con người ngày càng mục rữa, và tập trung chiếm lấy những gì anh ta cần, không quan tâm đến những người xung quanh.
Một cách để xác định được cấp độ của mình là đánh giá tính hiện thực của bản thân mình. Chúng ta càng lún sâu xuống những cấp độ phía dưới, chúng ta càng gần với bản ngã của chúng ta, càng gia tăng sự tiêu cực và hạn chế tầm nhìn. Chúng ta trở nên phòng thủ, phản ứng một cách vô thức – và vì vậy chúng ta sẽ có càng ngày càng ít tự do, càng ngày càng ít ý thức. Chúng ta sẽ càng có xu hướng ép buộc, những hành động tàn phá con người chúng ta.
Ngược lại, nếu đi lên bậc thang của sự phát triển, lên những cấp độ phía trên, chúng ta sẽ ngày càng rõ ràng và ý thức về mình, về trí tuệ, trái tim và cơ thể. Càng đi lên phía trên, thì càng cởi mở, hiện thực, khách quan và lạc quan hơn.
- Mũi tên của sự phát triển và mũi tên của sự tan rã
Như chúng ta đã thấy trong các cấp độ sức khỏe của các kiểu tính cách (Type), thì các Type không đứng yên, nó cũng vận động phát triển hoặc thoái hóa. Xa hơn nữa, chúng ta nên biết rằng, sự sắp xếp thứ tự của các Type trên vòn tròn và các đường nối không phải cho vui. Các Type ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau.Mỗi Type đều có 2 đường nối. Một đường là đường thăng tiến cấp độ, sức khỏe tâm lý và sự phát triển. Đường này gọi là mũi tên của sự phát triển tích cực (Growth). Ngược lại đường kia là đường tụt cấp độ, sức khỏe tâm lý không khỏe mạnh và tan rã. Đường này gọi là mũi tên của sự tan rã, căng thẳng (Stress)
Mũi tên của sự phân rã (Stress): 1 -> 4 -> 2 -> 8 -> 5 -> 7 -> 1 & 9 -> 6 -> 3 -> 9:
Cái này nghĩa là, một Type 1 trung bình hoặc không khỏe mạnh sẽ hành xử như Type 4 trung bình hoặc không khỏe mạnh, và cứ như vậy (cho dễ nhớ thì ta để ý: 14 nhân đôi là 28 nhân đôi tiếp là 57 -> 1-4-2-8-5-7-1). Và với 3 type tạo thành tam giác khép kín 9 -> 6 -> 3 -> 9
The Direction of Disintegration (Stress)
1-4-2-8-5-7-1
9-6-3-9
Tương tự cái trên nhưng ngược lại, Type 1 phát triển sẽ đi tới Type 7, Type 7 phát triển sẽ đi tới Type 5.

The Direction of Integration (Growth)
1-7-5-8-2-4-1
9-3-6-9
Ví dụ: Một người Type 7, rất muốn trải nghiệm mọi thứ, mà trải nghiệm xong lại muốn hiểu được bản chất của nó, để thật sự hiểu và để áp dụng cho những trải nghiệm sau, nên họ có thể gọi là rơi vào trạng thái thèm khát kiến thức, và muốn những thứ mà mình cho là mình-có-một-cách-tiếp-cận-đúng-hơn diễn ra một cách đúng đắn hơn. Có thể mình từ Type 7 đã phát triển sang Type 5 và lấn sang cả Type 8.
Nhưng sẽ hoàn toàn khác, nếu đi theo chiều ngược lại (Mũi tên của sự phân rã): Muốn kiểm soát mọi thứ (Type 8) -> Tìm kiếm kiến thức để phục vụ điều đó (Type 5) -> Cái gì cũng muốn đâm đầu vào (Type 7).
Tóm lại: Một Type không đơn thuần là chính nó. Ví du: Type 2, không ai thuần khiết chỉ là tính cách loại 2 cả, mà sẽ có Wing 1, Wing 3, và hai hướng phát triển Type 8 (Phân rã) và Type 4 (Phát triển).
Trong bài tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích rõ về thang tính cách và sự phát triển/ phân rã của mỗi loại tính cách
Post a Comment