Header Ads

Sử dụng Enneagram để "đọc vị" bất kỳ ai trong quản trị, hợp tác, đàm phán và bán hàng

Một nhà lãnh đạo giỏi là người có thể kết nối với những người khác, truyền cảm hứng cho họ để cùng nhau chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu, cung cấp định hướng rõ ràng về sự phát triển của tổ chức và giữ cho mọi thứ đi đúng tiến trình thông qua các phản hồi. Tuy nhiên, việc làm thế nào để kiểm soát được tất cả các thành viên trong nhóm là điều mà các nhà lãnh đạo, quản lý và leader luôn gặp khó, đặc biệt là khi một số người lại có một vài tính cách "không giống ai". Mâu thuẫn và thất bại trong công việc hoàn toàn có thể xảy ra nếu những người đứng đầu không thể nắm bắt được những sự khác biệt đó.


Ngoài ra trong việc hợp tác với người khác trong nhiều lĩnh vực: góp vốn kinh doanh, xây dựng đội ngũ làm việc, đào tạo nhân sự, đàm phán, bán hàng... cũng cần phải nắm bắt tính cách của từng đối tượng để có 'đối sách' và 'phân vai' cho hợp lý thì khả năng thành công mới cao được.

Rất may chúng ta được biết đến công cụ Enneagram rất nổi tiếng và được ứng dụng rất hiệu quả trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tuyển dụng, quản trị nhân sự, kinh doanh, quản lý đội ngũ bán hàng và marketing, đào tạo và tư vấn phát triển nghề nghiệp, giáo dục, nghệ thuật, y tế, nuôi dạy con hay tâm lý trị liệu...


Enneagram mô tả 9 kiểu tính cách, 9 mô hình phản ứng cảm xúc và 9 mẫu khuynh hướng hành vi khác nhau của con người. Mỗi kiểu tính cách sẽ được định hình và phát triển dựa trên một bộ tâm lý nhất định, bao gồm tư duy, cảm xúc, hành vi, những động lực khát khao và cả nỗi sợ hãi. Enneagram được coi như "một dạng GPS của trí não" (Pernille Lauritsen) - công cụ đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao khả năng nhận thức bản thân. Từ đây, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất mỗi cá nhân, có ý thức thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử theo hướng tích cực, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng của bản thân.

Enneagram nhấn mạnh mỗi kiểu tính cách đều có thể là nguồn sức mạnh để phát triển bản thân nhưng cũng có thể trở thành điểm yếu nếu bị sử dụng sai hoặc thiếu linh hoạt dẫn tới các xung đột hay thất bại không mong muốn. Những tình huống xấu này không hoàn toàn do năng lực con người mà chủ yếu đến từ sự khác biệt giữa các cá nhân về tính cách, sở thích và phương pháp giao tiếp. Thông qua Enneagram, chúng ta có thể tìm ra những góc khuất trong tính cách để xây dựng đội ngũ lãnh đạo, nhóm làm việc hiệu quả nhắm tối ưu khả năng hợp tác và góp phần thúc đẩy năng suất làm việc trong doanh nghiệp.


Cấu trúc của Enneagram

Cấu trúc của Enneagram dường như rất phức tạp mặc dù kỳ thực là mô hình này khá đơn giản.
Để có thể tự mình hiểu rõ công cụ này, bạn có thể phác thảo Enneagram bằng giấy và bút như sau: Vẽ một vòng tròn và đánh dấu 9 điểm nằm trên đường tròn sao cho chia hình thành 9 phần bằng nhau. Đánh dấu mỗi điểm bằng các con số từ 1 đến 9 với số 9 nằm trên đầu như hình ảnh dưới. Mỗi điểm này đại diện cho một tính cách cơ bản.
Enneagram
9 điểm trên đường tròn này cũng được kết nối với nhau thông qua các đường thẳng bên trong. Chú ý rằng các điểm 3, 6 và 9 tạo thành một tam giác đều. 6 điểm còn lại được kết nối với nhau theo thứ tự: 1 nối với 4, 4 nối với 2, 2 nối với 8, 8 nối với 5, 5 nối với 7 và 7 nối với 1, tạo thành một hình lục giác không đều.

Tại sao Enneagram lại quan trọng?

Như đã đề cập ở trên, Enneagram là một mô hình mô tả 9 tính cách khác biệt, 9 cách kiểu phản ứng cảm xúc và 9 mẫu khuynh hướng hành vi khác nhau. Mỗi tính cách này đều có những mặt trái mà có thể khiến mỗi người có thể rơi vào các tình huống không mong muốn nếu quá lạm dụng. Do vậy, sự cân bằng ở đây là phát huy tính cách nỗi bật của mình trong khi vẫn biết khai thác những điểm mạnh của các kiểu tính cách khác.
Enneagram là điểm khởi đầu của việc tự biết mình (Self-knowledge) bởi vì nó được sử dụng như là một "chiếc gương" tiết lộ những đặc điểm trong tính cách mà thường chúng ta không nhận ra được. Đa phần, con người hành động theo thói quen, giống như thể "một chiếc máy bay tự động", theo các khuôn mẫu tính cách cơ bản. Điều này cho phép bạn thích nghi đủ tốt với cuộc sống. Tuy nhiên, khi các thói quen thường ngày bị phá vỡ hoặc xảy ra căng thẳng quá nhiều thì cách xử sự quen thuộc đó sẽ không còn phát huy tác dụng.


Ứng dụng của Enneagram trong các lĩnh vực

Trong tuyển dụng và quản trị nhân sự: Ứng dụng Enneagram trong Quản trị Nhân sự, giúp nâng cao năng lực lãnh đạo, giúp khám phá những ưu nhược điểm trong tư duy, cảm xúc, hành vi cũng như khả năng thích nghi của bản thân và mọi người xung quanh. Ngoài ra, Enneagram còn được vận dụng để giúp đội ngũ lãnh đạo lên kế hoạch chiến lược nhân sự hay xây dựng đội ngũ nhân tài nhằm tạo điều kiện đạt năng suất làm việc tốt nhất.  Enneagram hiện nay được ứng dụng rộng rãi tại các Tập đoàn và Công ty lớn trên thế giới như Apple, CBS, Disney, Hewlett Packard, Proctor & Gamble, Time Warner… và được đánh giá là một công cụ hữu ích bậc nhất để phát triển khả năng lãnh đạo của các nhân vật then chốt trong tổ chức.

Trong hợp tác, đàm phán và bán hàng: Một sales chuyên nghiệp sẽ biết cách dùng "chiêu" để thuyết phục khách hàng. Mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có cách thức deal khác nhau. "Việc phân loại nhóm khách hàng dựa trên lý thuyết Enneagram Nhìn chung, con người sẽ có 9 bản chất bẩm sinh được phát hiện dựa trên sự tổng hòa bởi 9 kiểu tính cách: người cầu toàn - người tình cảm - người tham vọng - người cá tính - người lý trí - người trung thành - người nhiệt tình - người mạnh mẽ - người ôn hòa.". Dựa trên bảng tính cách trên, các nhà kinh doanh, nhất là dân sales đã áp dụng vào đó để phân loại nhóm khách hàng của mình nhằm xác định cách bán hàng phù hợp nhất để mang đến giá trị thành công cao nhất. Khi đó, tùy thuộc vào mỗi kiểu tính cách, dân sales sẽ áp dụng những "chiêu" khác nhau để chốt deal với khách hàng. “Hãy nói chuyện với họ, nắm được phần nào tính cách, sau đó mới áp dụng các phương pháp. Bạn sẽ thành công!”

Các kiểu tính cách cơ bản:

Mỗi người từ lúc bé đã có một tính cách (nằm trong số 9 tính cách) chủ đạo chi phối với tính khí bẩm sinh và các yếu tố khác xuất hiện trước lúc được sinh ra có tính quyết định tới sự hình thành tính cách. Đây là điều mà đa phần, tất cả các tác giả nghiên cứu về Enneagram đều đồng ý – chúng ta khi ra đời đã có một tính cách chi phối (vượt trội hơn các tính cách khác). Sau đó, sự định hướng mang tính chất bẩm sinh này lại quyết định phần lớn cách mà chúng ta thích nghi với môi trường xung quanh. Điều này dường như cũng kéo theo một vài nhìn nhận không có ý thức về hình ảnh "bố mẹ lý tưởng" của mỗi người nhưng tại sao lại như vậy thì hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được. Trong mọi trường hợp, đến thời điểm 4 hoặc 5 tuổi, nhận thức của trẻ sẽ phát triển đủ để có một cảm giác riêng biệt về bản thân chúng. Mặc dù nhận dạng này nhiều khả năng thay đổi theo thời gian nhưng ở tuổi này, trẻ đã bắt đầu củng cố được vị trí của mình và tìm cách để tự hòa hợp với thế giới.

Những lưu ý khi sử dụng Enneagram để "đọc vị" tính cách con người

  • Con người không thay đổi từ kiểu tính cách cơ bản này sang kiểu tính cách cơ bản khác.
  • Mô tả về các kiểu tính cách rất rộng lớn và áp dụng như nhau cho cả nam lẫn nữ. Không hề có loại tính cách nào vốn đã thuộc về phái mạnh hay phái yếu.
  • Không phải tất cả mọi thứ trong mô tả về tính cách cơ bản sẽ đúng với bạn mọi lúc bởi vì sức khỏe, tiêu chuẩn và các đặc điểm không lành mạnh khác có thể khiến cho tính cách cơ bản khi áp dụng với từng người có sự điều chỉnh nhất định.
  • Enneagram sử dụng các con số để đặt tên cho mỗi kiểu tính cách bởi vì các con số là những giá trị trung lập – chúng ám chỉ một loạt các thái độ và hành vi của mỗi kiểu mà không chỉ rõ bất cứ thứ gì tiêu cực hay tích cực. Không giống như các nhãn (label) được sử dụng trong tâm thần học, các con số cung cấp một phương pháp nhanh chóng và không thiên vị để biểu lộ nhiều thứ về một con người mà không ngụ ý bất cứ điều gì xấu.
  • Thứ hạng của các con số không mang ý nghĩa gì cả. Số lớn không tốt hơn số bé, nghĩa là 9 không tốt hơn 2 chỉ vì giá trị của nó lớn hơn.
  • Không hề có tính cách nào tốt hay xấu hơn những tính cách còn lại. Trong khi tất cả các tính cách đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định thì một vài loại thường được xem như là đáng khao khát hơn những tính cách khác trong một vài nhóm người hay nền văn hóa. Hơn nữa, vì lý do này hay lý do khác, bạn có thể không vui khi sở hữu một tính cách đặc biệt nào đó và tự cho rằng bản thân mình không hoàn hảo.
  • Khi đã tìm hiểu nhiều hơn về tất cả các tính cách, bạn sẽ thấy rằng mỗi cái đều có các khả năng và đều có những giới hạn khác biệt. Nếu một tính cách được ngưỡng mộ nhiều hơn trong xã hội phương Tây thì đó là bởi vì các phẩm chất đó được xã hội tưởng thưởng chứ không phải bởi vì nó có giá trị cao hơn so với những tính cách khác. Lý tưởng đó là trở thành phiên bản tốt nhất của chính bạn chứ đừng bắt chước bất cứ một ai cả.

Lời khuyên của Nhà Sách Thiên Khải khi sưu tầm giới thiệu công cụ hữu hiệu này:

  • Toàn bộ loài người trên thế giới chỉ chia ra thành 9 tính cách khác nhau và không tính cách nào chắc chắn sẽ sống tốt hơn hoặc sẽ thành công hơn tính cách nào, vì trong mỗi tính cách lại được chia ra thành 9 cấp độ từ tích cực (khỏe mạnh) đến tiêu cực (không khỏe) nhất (chúng tôi sẽ tổng hợp - dịch thuật và giới thiệu trong thời gian gần nhất).
  • Rất may mắn là dù ta không thể thay đổi tính cách khi trưởng thành nhưng hoàn toàn có thể thay đổi cấp độ tích cực theo thang đo tùy thuộc vào sự lựa chọn về cách sống, sự cố gắng, phấn đấu và sự tiết chế các ham muốn tiêu cực và kìm nén cảm xúc nhất thời của bạn, hãy luôn giữ mình ở nhóm cấp độ tích cức nhất, đó mới là chìa khóa của thành công.
  • Tính cách là của chính bạn chứ không phải của một ai khác và không có một tính cách nào tốt hơn tính cách nào, nên bạn cần phải "thành thật với chính mình" khi trắc nghiệm chọn loại phản ứng để xác định loại tính cách của chính mình một cách chính xác nhất.
Các bạn kích vào hình bên dưới để bắt đầu trắc nghiệm nhé.
 Enneagram

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.
Hỗ trợ trực tuyến